Tuyên truyền phòng chống tai nạn thương tích, an toàn khi ở nhà cho học sinh Tiểu học

Thứ năm - 02/12/2021 22:19
Tai nạn thương tích (TNTT) thường bất ngờ xảy ra, không có nguyên nhân rõ ràng, khó lường trước được và gây ra những thương tổn trên cơ thể người và có thể xảy ra mọi lúc, mọi nơi nhất là ở lứa tuổi học sinh. Vì ở lứa tuổi này các em thường hiếu động, thích tò mò, nghịch ngợm và chưa có kiến thức, kỹ năng, phòng tránh nên rất dễ bị tai nạn thương tích.  Nhằm hạn chế nguy cơ tử vong do TNTT chúng ta cùng tìm hiểu về TNTT và các biện pháp phòng tránh và sơ cấp cứu kịp thời qua một số biện pháp sau:

         1. Phòng tránh ngã cho trẻ em

         - Trẻ  nhỏ  thường hiếu động, chạy nhảy, leo trèo nên rất dễ  bị  ngã. Ngã là loại tai nạn thương tích dễ gặp và dễ gây những hậu quả  nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng của trẻ.
         - Thường xuyên nhắc nhở trẻ không chạy nhảy, nô đùa, xô đẩy nhau khi ở nhà, ở trường, trên đường đi học, đi chơi.
         - Dạy trẻ không được leo trèo: trèo cây, trèo tường, cầu thang...
         - Đảm bảo các bậc thềm, bậc cầu thang không trơn trượt, không quá dốc, quá hẹp.
         -  Luôn giữ sàn  nhà, nhà tắm, sân khô ráo không trơn trượt, không mấp mô lồi lõm.

Không được leo trèo cầu thang
         * Cách sơ cấp cứu
        - Quan sát, tìm hiểu nguyên nhân gây cho trẻ ngã để có cách  xử lý thích hợp
        - Nếu chấn thương nhẹ như bầm, tím, xây sát da thì phải rửa bằng nước sạch, sát trùng và băng lại.
       -  Nếu chấn thương nặng như gãy xương, chảy máu thì phải cố định xương và cầm máu bằng cách băng ép sau đó nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu.
         2Phòng tránh bỏng cho trẻ em
        Bỏng rất nguy hiểm, nếu bỏng nặng có thể  để  lại di chứng như sẹo, co rút cơ, gây tàn phế suốt đời hoặc gây chết người. Trẻ em, đặc biệt từ  2 - 5 tuổi dễ  bị  bỏng  vì tính trẻ  hiếu động, tò mò và do sự  bất cẩn của người chăm sóc trẻ.

 
Hãy để xa tầm với của trẻ các vật nóng, nguy hiểm
         - Phải làm cửa chắn quanh khu vực nấu ăn.
         - Phải để xa tầm với của trẻ đối với thức ăn, đồ uống mới nấu như nồi canh, nồi cơm, nước sôi, phích nước nóng, vật dễ cháy nổ như ga, xăng, cồn…
        - Luôn kiểm tra nhiệt độ của thức ăn, đồ uống trước khi cho trẻ ăn, uống.
         -  Hướng dẫn trẻ không nghịch lửa và các vật dễ cháy nổ như diêm, bật lửa, xăng dầu…
Ngâm phần tay trẻ bị bỏng vào chậu nước mát
         * Cách sơ cấp cứu
        - Khi trẻ bị bỏng, cần  nhanh chóng  đưa  trẻ  ra  khỏi  nguồn  gây bỏng, ngâm vùng cơ thể bị bỏng hoặc dưới vòi nước mát trong vòng 20- 30 phút, sau đó chuyển trẻ bị  nạn đến cơ sở y tế gần nhất càng sớm càng tốt.
         3. Phòng tránh vật sắc nhọn cắt, đâm
        * Trẻ nhỏ rất tò mò, thích  tiếp xúc với mọi vật nên có nguy cơ cao bị các vật sắc nhọn cắt, đâm vào người.
         - Để các vật sắc nhọn lên cao hoặc có giá treo ngoài tầm với của trẻ
        - Không cho trẻ chơi với các vật dụng sắc nhọn trong gia đình hoặc chơi ở nơi có nhiều vật dụng sắc nhọn xung quanh như mảnh kính vỡ, đá nhọn,...
          * Cách sơ cấp cứu
          - Nhanh chóng rửa sạch, sát trùng và cầm máu vết thương, sau đó đưa trẻ tới cơ sở y tế gần nhất.
Các vật sắc nhọn phải có giá treo cao, xa tầm với của trẻ
         
          4. Phòng tránh điện giật
        - Điện giật là một tai nạn sinh hoạt thường gặp. Dòng điện khi đi qua cơ thể làm cho nạn nhân bị chóng mặt, khó thở, thậm chí tim ngưng đập. Ngoài ra dòng điện còn gây ra những vết phỏng da ở nơi tiếp xúc.
         * Một số cách phòng tránh điện giật đối với trẻ 
         -  Không sử dụng thiết bị điện khi tay ướt: như dùng tay ấn nồi cơm điện, bật quạt,...
         -  Không được chạm tay vào dây điện nứt, ổ điện hở,...
       - Không sử dụng những thiết bị dễ cháy nổrò điện như bàn là, bếp điện, lò nướng,.. Khi sử dụng cần có người lớn giúp đỡ.
        - Khi có sấm chớp cần ra hỏi bể bơi, bồn tắm và tắt hết các thiết bị điện tử.
        - Không đứng gần cột điện, dưới cây to hay đi chân đất dưới trời mưa. 
        * Những lưu ý khi sơ cứu trẻ bị điện giật
        - Không được chạm vào nạn nhân khi chưa ngắt nguồn điện, không được dùng tay không để kéo nạn nhân ra khỏi nguồn điện vì có thể bạn sẽ bị điện giật.
        - Phải giữ cho mình một tâm thái thật bình tĩnh, tránh hoảng loạn để đảm bảo sơ cứu an toàn cho nạn nhân.
        - Nếu trẻ còn tỉnh, cần nới lỏng áo quần để bé dễ thở hơn.
        - Để trẻ ở nơi thoáng mát, nhiều không khí.
       - Nếu trẻ mất tri giác, phải kiểm tra hô hấp tuần hoàn của trẻ còn hoạt động không. Nếu không còn dấu hiệu, phải thực hiện ngay biện pháp hồi sức tim, phổi:
        Bước 1: Đặt trẻ nằm ngửa, kê gối mềm hoặc quần áo dưới đốt sống cổ sao cho đầu trẻ ngửa về phía sau.
      Bước 2: Mở miệng trẻ nếu thấy lưỡi thụt vào thì kéo ra, moi sạch thức ăn (nếu có) để đường thở thông thoáng.
       + Bước 3: Đặt hai tay xếp chồng lên nhau tại vị trí 1/3 phần dưới xương ức và ấn vào lồng ngực 5 cái.
      + Bước 4: Sau khi hồi sức tim, phổi, chuyển sang tư thế thổi ngạt. Nếu thổi vào miệng thì bịt mũi và ngược lại. Vừa thổi vừa quan sát xem lồng ngực trẻ có phồng lên hay không.
       + Bước 5: Cứ sau 2-3 lần thổi ngạt lại ép tim nạn nhân 4-6 lần. Thực hiện liên tục các thao tác đến khi bé có dấu hiệu sống trở lại.
        + Bước 6: Sau đó, nhanh chóng chuyển nạn nhân đến bệnh viện.
      * Ngoài ra, phụ huynh nên tham khảo một số kỹ năng an toàn khi sử dụng thiết bị điện:
      - Thiết kế các ổ điện âm tường, ổ điện ngoài tầm với của các bé. Nếu các ổ điện trong tầm với cần sử dụng các nắp che ổ điện để ngăn bé chọc tay vào.Một số đồ điện gia dụng như lò vi sóng, quạt, ấm đun nước.
      - Đặc biệt là những đồ điện trang trí có hình thù, màu sắc bắt mắt như: đèn ngủ, đèn nháy… nên để xa tầm với của trẻ, khi sử dụng xong cần cất lên cao.Luôn để mắt đến trẻ, đặc biệt là trẻ ở lứa tuổi từ 0-6 tuổi.
      - Rút phích cắm, tắt công tắc các đồ điện tử trong trường hợp không sử dụng. Cất dây sạc điện thoại khi xạc xong để tránh trường hợp trẻ nghịch ngợm và cho vào mũi, miệng.
      - Cha mẹ cũng cần chủ động sử dụng những thiết bị điện thông minh, chuyên dụng có khả năng tự ngắt, hay dùng những thiết bị có nắp che phần ổ cắm cũng như để những món đồ nguy hiểm tránh xa tầm tay trẻ em.
      - Ngoài ra, với các thiết bị điện trong nhà, cha mẹ nên sử dụng những biểu tượng cảnh báo để tạo thói quen cho trẻ nhỏ.    
     * Mỗi thầy cô giáo và cha mẹ HS cần hướng dẫn cho trẻ các kĩ năng tham gia vui chơi an toàn, biết cách phòng tránh những tai nạn thương tích khi tham gia các hoạt động hàng ngày. Bảo vệ và chăm sóc trẻ em không chỉ là trách nhiệm, mà còn thể hiện tình cảm của người lớn dành cho trẻ em. Mỗi gia đình, cá nhân hãy cùng chăm lo, bảo vệ trẻ em, góp phần phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ em./.

Tổng số điểm của bài viết là: 95 trong 20 đánh giá

Xếp hạng: 4.8 - 20 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thăm dò ý kiến

Bạn biết gì về NukeViet 4?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập100
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm98
  • Hôm nay1,237
  • Tháng hiện tại23,991
  • Tổng lượt truy cập3,285,994
Bội giáo dục và đào tạo
Edunet
Vnedu
Quản lý nhà trường
Kết nối trường học
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây