BÀI TUYÊN TRUYỀN PHÒNG CHỐNG BỆNH ADENOVIRUS

Thứ sáu - 07/10/2022 06:37

      


       Bất cứ ai cũng có thể nhiễm Adenovirus. Tuy nhiên, trẻ em từ 6 tháng đến 5 tuổi, người già và các trường hợp mắc bệnh lý mạn tính sẽ có nguy cơ nhiễm bệnh cao hơn và có thể tiến triển bệnh nặng hơn nếu mắc phải. Nguyên nhân là vì những đối tượng này thường có sức đề kháng kém.
        Khi xâm nhập vào cơ thể, virus Adeno có thể tác động lên nhiều cơ quan, đặc biệt là các cơ quan hô hấp, cơ quan tiêu hóa và mắt. Một số bệnh lý do virus Adeno gây ra như viêm họng cấp, viêm họng kết mạc, viêm đường hô hấp cấp, viêm kết mạc mắt, viêm phổi, viêm dạ dày - ruột, … Bên cạnh đó, Adenovirus còn có thể gây viêm bàng quang ở trẻ em, trong đó bé trai có nguy cơ cao hơn bé gái.
         Những số liệu thống kê về các trường hợp trẻ nhiễm virus Adeno từ tháng 8 năm 2022 đến nay đã có hơn 400 ca bệnh phải nhập viện. Con số này cao hơn rất nhiều so với tổng ca bệnh được ghi nhận vào năm 2021. Đáng lo ngại hơn khi đã có 6 trường hợp bệnh nhi tử vong do loại virus này.
           Con đường lây nhiễm chủ yếu của loại virus Adeno là giọt bắn, đường hô hấp khi tiếp xúc, nói chuyện trực tiếp với người bệnh. Khi bơi lội hay dùng chung nguồn nước sinh hoạt ô nhiễm với người người bệnh cũng có thể làm tăng nguy cơ lây nhiễm virus. Bên cạnh đó, dùng chung các đồ dùng cá nhân với người nhiễm virus cũng có thể khiến trẻ bị lây bệnh.
          Những biểu hiện khi nhiễm virus Adeno rất giống với các loại bệnh thông thường về đường hô hấp, chính vì thế nhiều bậc phụ huynh chủ quan và dễ bị nhầm lẫn. Điều này khiến việc phát hiện bệnh chậm trễ, virus có thêm cơ hội lây lan bệnh và gây ra những biến chứng nguy hiểm cho trẻ.
Cách phòng tránh Adenovirus cho trẻ
- Đảm bảo chế độ dinh dưỡng giúp tăng cường sức đề kháng cho trẻ:
+ Bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết để tăng cường sức đề kháng cho trẻ. Khi có sức đề kháng tốt, trẻ có thể giảm nguy cơ mắc các loại bệnh, trong đó bao gồm cả những bệnh về đường hô hấp.
+ Cho con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong ít nhất 6 tháng đầu đời.
+ Khi trẻ bước vào thời kỳ ăn dặm: Mẹ cần tìm hiểu và lên thực đơn hợp lý cho trẻ.
+ Giữ gìn môi trường sống của trẻ sạch sẽ, thoáng mát, không có khói, bụi, khói thuốc lá
- Chú ý vệ sinh cho trẻ:
+ Nên thường xuyên vệ sinh mũi họng cho trẻ, có thể sử dụng nước muối sinh lý để nhỏ mũi cho trẻ mỗi ngày.
+ Thường xuyên nhắc nhở trẻ sát khuẩn tay bằng dung dịch sát khuẩn hoặc rửa tay bằng xà phòng. Đây là cách phòng bệnh hiệu quả và thực sự cần thiết trong bối cảnh hiện nay.
- Cho trẻ mặc quần áo phù hợp với nhiệt độ môi trường, tránh để trẻ bị nhiễm lạnh, nhất là vào thời điểm giao mùa. Không để trẻ ra nhiều mồ hôi khi chơi đùa để tránh nhiễm lạnh.
- Không nên cho trẻ đến những nơi công cộng khi đang xảy ra dịch bệnh. Trong trường hợp bắt buộc phải cho trẻ ra ngoài, cần đeo khẩu trang cho trẻ.
- Tránh để trẻ tiếp xúc với nguồn bệnh.
- Cho trẻ tiêm các vắc-xin phòng bệnh đầy đủ, đúng lịch theo chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia.
           Trong trường hợp trẻ có biểu hiện sốt, ho, mệt và không đáp ứng với thuốc hạ sốt, cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được thăm khám và xử trí kịp thời, phòng tránh các biến chứng nguy hiểm.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thăm dò ý kiến

Lợi ích của phần mềm nguồn mở là gì?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập31
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm30
  • Hôm nay552
  • Tháng hiện tại23,306
  • Tổng lượt truy cập3,285,309
Bội giáo dục và đào tạo
Edunet
Vnedu
Quản lý nhà trường
Kết nối trường học
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây